Cây Xương Rồng Có Tác Dụng Gì?
Xương rồng chắc chăn không phải là loại cây quá xa lạ nữa. Đây là loại cây cảnh được khá nhiều người trồng trong nhà. Thế nhưng cây xương rồng còn khá nhiều tác dụng mà không nhiều người biết đến. Vậy hôm nay yeuhoatuoi sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cây xương rồng có tác dụng gì nhé!
Giới thiệu chung về cây xương rồng
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên các loài cây khác để phát triển.
Cây xương rồng là loài cây mọng nước
Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm.
Tác dụng của cây xương rồng
Xương rồng có rất nhiều loại, loại dùng để chưng bày trong nhà, loại trồng để làm tường rào, loại dùng ăn được, chữa bệnh,… vì vậy mọi người phải biết loại nào có tác dụng chữa bệnh để chọn lựa cho đúng.
Trong thân xương rồng có chứa nhiều hoạt tính hóa học triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.
Trong Đông y, xương rồng là loại cây có tính hàn, vị đắng và có chất độc nếu không biết cách sử dụng. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng.
Tuy gai góc, nhưng xương rồng lại mang trong mình rất nhiều công dụng
Xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông) và xương rồng bẹ là hai loại xương rồng phổ biến nhất, thường được sử dụng để làm thức ăn và chữa bệnh rất hiệu quả. Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da.
Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng.
Tại Ấn Độ, người ta dùng xương rồng tươi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt và chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả dùng làm thuốc trị bệnh ho gà.
Trong y học dân gian Mexico, xương rồng dùng để điều trị bệnh lậu, tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp.
Ở vùng nam châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ, Mexico, quả xương rồng được xem như một loại quả ngon ngọt, giải khát, có mùi vị giống như dưa hấu.
Và phía trên, yeuhoatuoi đã cùng các bạn giải quyết thắc mắc về cây xương rồng có tác dụng gì. Rất hi vọng rằng sau bài viết này, các bạn đã có thể biết được thêm những công dụng thần kì từ loài cây gai góc này nhé!